- Trước đây, các chủ đầu tư thường sử dụng lớp hardener để bảo vệ sàn bê tông nhà xưởng, lớp hardener với đặc điểm là làm cho sàn bê tông cứng hơn, chịu được các tác động của xe cọ và môi trường sử dụng, sau khi sử dụng một thời gian thì lớp hardener này thường bám bẩn, dễ trơn trượt và bề mặt không được như lúc đầu nên sơn epoxy cho sàn bê tông nhà xưởng là một giải pháp tuyệt vời thay thế cho lớp hardener hoặc sơn epoxy lên lớp hardener này.
- Nền sàn nhà xưởng sản xuất là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm, thương hiệu cho doanh nghiệp nên thường xuyên tiếp xúc với các môi trường khác nhau như dầu mỡ gây hại, và thường xuyên chịu tác động của máy móc, xe nâng hàng và con người di chuyển gây phát sinh bụi, không chỉ làm hư hại sàn bê tông mà còn ảnh hưởng con người, năng suất lao động và môi trường làm việc. Để khắc phục vấn đề trên, phương pháp đơn giản nhất là tiến hành phủ một lớp sơn epoxy lên sàn bê tông nhà xưởng.
- Hiện nay có 2 dòng sản phẩm là sơn phủ sàn epoxy gốc nước và sơn phủ sàn epoxy gốc dầu.Tùy vào yêu cầu và mục đích sử dụng của nhà xưởng mà lựa chọn dòng sản phẩm cho phù hợp.
- Cả hai loại sơn này đều có khả năng chịu lực tốt, tính thẩm mỹ cao, bề mặt bằng phẳng tuyệt đối, ngoài ra sản phẩm này còn mang tính kháng khuẩn chuyên dùng cho các môi trường đặc biệt với yêu cầu vô trùng và kháng khuẩn như: Dược phẩm, phòng sạch, bệnh viện, nhà xưởng, nhà máy sản xuất máy móc, các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, dầu mỡ
Quy trình thi công sơn phủ sàn Epoxy gốc nước và sơn phủ sàn Epoxy gốc dầu được tiến hành qua 07 bước dưới đây:
Bước 1: Tạo nhám sàn bê tông.
Tạo nhám bề mặt sàn bê tông |
- Toàn bộ bề mặt sàn cần sơn yêu cầu phải được tạo nhám bằng máy mài sàn công nghiệp.
- Việc tạo nhám sẽ giúp lớp sơn lót epoxy liên kết và bám dính tốt với sàn bê tông cũng như với lớp sơn phủ sàn Epoxy. Đồng thời công đoạn này giúp loại bỏ các dị vật tồn tại trên sàn bê tông.
Bước 2: Xử lý bề mặt
Xử lý những bề mặt lồi lõm, gồ ghề không bằng phẳng |
- Nếu bề mặt sàn có những vị trí lồi lõm, khuyết tật hay không bằng phẳng thì trước khi tiến hành thi công sơn phủ sàn epoxy cần xử lý và loại bỏ hết tất cả các khuyết tật trên bề mặt bằng vữa trám trét 2 thành phần chuyên dành cho sàn bê tông.
- Bề mặt sàn phải sạch, không có bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu, nấm mốc hay các tạp chất khác
Bước 3: Sơn 01 lót sơn epoxy lên bề mặt bê tông đã xử lý
Thi công sơn lớp sơn lót Epoxy |
- Sơn lót epoxy hai thành phần cho khả năng che lấp khuyết tật bề mặt đồng thời thẩm thấu sâu xuống nền bê tông giúp tăng cứng bề mặt và tạo liên kết trung gian, tăng độ bám dính của lớp sơn phủ với sàn bê tông. Phải kiểm tra kỹ bụi bẩn trước khi sơn lót epoxy.
- Lưu ý: Những vị trí mà sàn bê tông yếu thường hút khô lớp lót này do đó cần tiến hành lăn thêm 01 lớp lót nữa để đảm bảo độ bám dính giữa lớp sơn epoxy và bề măt bê tông.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ epoxy thứ nhất - Lớp trung gian.
Thi công lớp sơn phủ sàn Epoxy thứ nhất - Lớp phủ trung gian |
- Lớp sơn phủ trung gian là lớp sơn phủ epoxy 2 thành phần giúp tăng cứng, che lấp bề mặt và khuyết tật.
- Khi thi công cần trộn đều và đúng tỉ lệ hai thành phần của sơn, dùng rulo (nếu là sơn sàn epoxy hệ lăn) hoặc dao gạt (nếu là sơn sàn epoxy tự phẳng) lăn trải đều sơn lên bề mặt nền bê tông với định lượng theo nhà sản xuất đưa ra.
Bước 5: Chà nhám tạo độ bằng phẳng
- Sau khi thi công xong lớp sơn sàn epoxy trung gian thì phải dùng máy đánh nhám để loại bỏ các hạt cát li ti trên sàn rồi mới tiến hành lớp sơn epoxy phủ cuối cùng .
Bước 6: Thi công lớp sơn phủ epoxy thứ hai (lớp cuối cùng).
Sơn lớp sơn phủ Epoxy thứ hai - Lớp cuối cùng |
- Đây là lớp sơn hoàn thiện bề mặt nó quyết định lớn đến tính thẩm mỹ và chất lượng công trình, khi thi công sơn sàn epoxy cho sàn nhà xưởng với lớp thứ hai cần lăn hoặc gạt đều tay tỉ mỉ, cẩn thận và theo định mức mà nhà sản xuất đưa ra.
- Lưu ý: Ở bước 5 và bước 6 trong quá trình thi công cần phải khuấy đều sơn liên tục để tránh các hạt cát chống trơn trượt trong sơn lắng xuống dưới dẫn đến bề mặt sàn sau khi thi công bị trơn, gây khó khăn và nguy hiểm trong việc đi di chuyển.
Bước 7: Kiểm tra và nghiệm thu công trình.
Bề mặt sàn hoàn thiện khi đưa vào sử dụng |
- Lớp sơn khô bề mặt sau 24h, khô hoàn toàn sau 7 ngày.
- Khi lớp sơn khô bề mặt thì người và vật nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn sau thi công.
- Tiến hành kiểm tra bề mặt và nghiệm thu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét