Dịch vụ thi công sơn epoxy
Sơn epoxy sàn nhà xưởng
Sơn epoxy 3D
Sơn epoxy cho kết cấu thép

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Quy trình thi công sơn epoxy ecomax Teksol


  • Sơn epoxy ecomax Teksol là sơn epoxy 2 thành phần gốc nước bao gồm sơn epoxy ecomax hệ sơn lăn và sơn epoxy ecomax tự phẳng, có tác dụng bảo vệ và trang trí cho các bề mặt sàn nhà xưởng, sàn bê tông, tầng hầm, bệnh viện v.v
Quy trình thi công sơn epoxy ecomax Teksol
  • Quy trình thi công sơn ecomax Teksol khác hoàn toàn với các quy trình thi công sơn epxoy trên thị trường hiện nay, chúng ta cùng tìm hiểu quy trình thi công sơn ecomax Teksol dưới đây để xem có gì khác và khác như thế nào so với quy trình thi công sơn epoxy nhé!
     Để tiến hành thi công sơn epoxy ecomax trước tiên cần phải chuẩn bị các thiết bị và dụng cụ hỗ trợ thi công như hình ảnh dưới đây

Quy trình thi công sơn epoxy ecomax Teksol

  • Máy hút bụi
  • Máy mài mòn sàn bê tông công nghiệp
  • Lu lăn sơn cán dài, cán ngắn, chổi quét sơn và dao gạt
  • Tô vít, búa (mở nắp thùng sơn)
  • 01 thùng sơn rỗng để thuận tiện cho việc trộn sơn
  • Máy trộn sơn và máy khuấy sơn

Quy trình thi công sơn epoxy ecomax tiến hành theo 05 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Quy trình thi công sơn epoxy ecomax Teksol

  • Bề mặt thi công sơn epoxy ecomax phải hoàn toàn sạch bụi bặm, dầu mỡ và các tạp chất khác
  • Dùng máy mài mòn công nghiệp để đánh bóng bề mặt sàn bê tông đồng thời tạo độ bằng phẳng và độ nhám giúp tăng độ bám dính của các lớp phía trên với bề mặt bê tông chặt chẽ hơn
  • Sau đó dùng máy hút bụi để hút sạch toàn bộ bề mặt sàn bê tông trước khi thi công sơn epoxy ecomax
Bước 2: Thi công lớp sơn lót epoxy ecomax Teksol

Quy trình thi công sơn epoxy ecomax Teksol

  • Đầu tiên trộn sơn lót epoxy ecomax: mở nắp cả 2 thùng sơn chứa thành phần A và thành phần B, sau đó đổ thành phần B vào thành phần A với nhau và trộn theo tỉ lệ của nhà sản xuất, có thể pha thêm bằng nước nhưng không quá 5% thể tích
  • Dùng máy khuấy thật đều đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất 
  • Tiến hành sơn 01 lớp sơn lót epoxy ecomax: dùng lu lăn sơn cán dài lăn thật đều sơn lót epoxy ecomax lên sàn bê tông, đảm bảo phủ hết bề mặt nền sàn cần sơn và cho phép bề mặt khô từ 2-4h.
Bước 3: Thi công lớp bả vá

Quy trình thi công sơn epoxy ecomax Teksol

  • Sử dụng hỗn hợp bột bả với cát thạch anh pha trộn với sơn epoxy ecomax với tỉ lệ thích hợp: trộn thành phần A và thành phần B của sơn epoxy ecomax với nhau, khuấy thật đều, sau đó cho hỗn hợp bột bả với cát thạch anh vào rồi khuấy đều tiếp đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất, không bị vón cục.
  • Tiến hành bả vá: đổ hỗn hợp đồng nhất trên ra sàn bê tông đã được sơn lớp sơn lót epoxy ecomax từ trước, sau đó sử dụng dao gạt và chổi quét sơn trải đều, cứ tiến hành như thế cho tới khi bả hết toàn bộ bề mặt sàn bê tông bị hư hỏng (lõm, vết rạn nứt, yếu). Cho phép bề mặt khô
  • Việc bả vá này giúp bề mặt sàn bê tông loại bỏ toàn bộ những vết rạn nứt, lõm và đồng thời tạo độ chống trơn trượt cho sàn nhà xưởng (cát thạch anh có tác dụng trống trơn trượt)
Bước 4: Thi công 02 lớp sơn phủ epoxy ecomax

Quy trình thi công sơn epoxy ecomax Teksol

  • Vệ sinh toàn bộ bề mặt sàn bê tông sau khi bả vá
  • Dùng to vít bật nắp sơn epoxy ecomax
  • Tiến hành trộn sơn epoxy ecomax: đổ thành phần B vào thành phần A
  • Khuấy thật đều bằng máy khuấy trong 3 phút sau đó dùng 1 thùng rỗng san đều sơn epoxy ecomax thành 2 phần và chuẩn bị nước sẵn để pha loãng .
Quy trình thi công sơn epoxy ecomax Teksol

  • Pha loãng: Đổ trực tiếp nước đã chuẩn bị vào sơn epoxy ecomax, sau đó khuấy thật đều để được hỗn hợp đồng nhất
  • Dùng  rulo cán dài để thi công sơn epoxy ecomax lớp thứ nhất, đảm bảo lăn thật đều và phủ hết toàn bộ bề mặt sàn bê tông cần sơn. Cho phép bề mặt khô
  • Khi lớp sơn phủ thứ nhất khô, tiến hành vệ sinh sàn nhà xưởng thật sạch sau đó mới thi công lớp sơn phủ epoxy ecomax thứ 2. Cho phép bề mặt khô
Quy trình thi công sơn epoxy ecomax Teksol

Bước 5: Sơn kẻ vạch hoàn thiện
  • Vệ sinh sàn bê tông thật sạch trước khi thi công lớp sơn kẻ vạch
  • Sau đó dán băng keo để xác định vị trí sơn đường kẻ vạch và tránh khi thi công sơn kẻ vạch đường bị lan ra bề mặt sàn bê tông.
  • Dùng lu lăn sơn cán dài, độ dài của con lăn là 15cm lăn sơn kẻ vạch đường lên phần đã dán băng keo (màu sắc của sơn epoxy ecomax cho sàn bê tông và sơn kẻ vạch có thể tùy ý lựa chọn). Cho phép phần sơn kẻ vạch khô và sau 7 ngày có thể đưa vào sử dụng.
Quy trình thi công sơn epoxy ecomax Teksol


     Trên đây là 05 bước của quy trình thi công sơn epoxy ecomax Teksol chuẩn, đúng kỹ thuật, cảm ơn bạn đã đọc đến đây, hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ thật tốt việc thi công sơn epoxy ecomax cho các công trình tiếp theo, chúc bạn thành công!
     Mọi thắc mắc về kỹ thuật thi công, giá sơn epoxy, mua sơn epoxy, màu sắc sơn phủ của sơn epoxy ecomax Teksol hay bất kỳ sơn epoxy mà bạn quan tâm vui lòng liên hệ theo số: 02462.920.255 - 02462.533.655  hoặc qua Email: kinhdoanh.tongkhoson@gmail.com


Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Quy trình thi công sơn lót epoxy APT Primesal PS50, PS60 và WB50


  • Sơn lót epoxy APT WB50 là loại sơn epoxy sàn bê tông 2 thành phần phân tán trong nước được dùng làm lớp lót cho các loại sơn phủ epoxy 2 thành phần gốc nước hoặc làm lớp chống bám bụi cho sàn bê tông hay những bề mặt xốp. 
  • Các loại sơn lót epoxy APT đều có thể thi công trên nền nhà bê tông cũ và mới, quy trình thi công  bao gồm những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt nền nhà xưởng trước khi thi công sơn lót epoxy APT 

  • Cường độ chụi nén của nền bê tông tối thiểu phải đạt 25N/mm2
  • Nền sàn nhà phải khô, không có dầu và dơ bẩn như dầu mỡ, bụi và những lớp yếu trên bề mặt bê tông
  • Nếu trên bề mặt sàn nhà xưởng có bám dính bụi bẩn dầu mỡ thì phải loại bỏ bằng hóa chất tẩy nhờn và phải sử dụng biện pháp cơ học làm khô trước khi thi công
  • Đối với những nơi không bằng phẳng thì phải được sửa chữa bằng vật liệu RM120 hoặc NS50 để sửa chữa tạo đồ bằng phẳng trước khi thi công sơn lót epoxy
  • Độ ẩm trên bề mặt nền nhỏ hươn 5% khi đo bằng độ ẩm máy
  • Bề mặt bê tông phải đạt tối thiểu 28 ngày
  • Nhiệt độ thi công tối đa 39oC
  • Độ điểm sương tối thiểu bề mặt là 3oC
  • Độ ẩm không khí tối đa 80%
  • Sàn bê tông phải được thiết kế, sử dụng hệ thống  ngăn ẩm hoặc thẩm thấu ngược cho bề mặt bê tông sau khi sử dụng vật liệu sau khi hoàn thiện

Bước 2: Trộn sơn lót epoxy APT
  • sơn lót epoxy là sơn epoxy 2 thành phần: thành phần A (phần sơn) và thành phần B (chất đóng rắn đi kèm) cho nên khi thi công đầu tiên phải tiến hành trộn thành phần A và thành phần B vào với nhau


  • Phương pháp trộn: Có thể trộn bằng tay hoặc bằng máy trộn chuyên dụng với tốc độ khoảng 600 rpm với thanh chuyên dụng
  • Trước tiên trộn thành phần A từ 2-3 phút để cho vật liệu đồng nhất. Sau đó đổ từ từ thành phần B vào thành phần A và trộn thêm 2-3 phút cho đến khi hỗn hợp đồng nhất và không bị vón cục. Lưu ý đối với số lượng nhỏ cần xem kỹ tỉ lệ trộn trên nhãn sảm phẩm, vật liệu đã trộn chỉ sử dụng ngay và một lần, không được đóng lại để sử dụng cho lần sau.

Bước 3: Thi công 02 lớp sơn lót epoxy APT


  • Dụng cụ thi công: Rulo lông ngắn (con lăn sơn), chổi quét sơn hoặc máy phun sơn
  • Nếu sử dụng như một lớp bảo vệ hoặc lớp chống bụi cho sàn bê tông thì thi công sơn lót epoxy tối thiểu là 02 lớp.
  • Nếu thi công cho sơn epoxy gốc dầu thông thường chỉ cần thi công sơn lót epoxy APT 01 lớp là đảm bảo kỹ thuật
  • Khi sơn lót epoxy đã được trộn thành hỗn hợp đồng nhất, lấy rulo, chổi quét sơn hoặc máy phun sơn trải đều lên bề mặt sao cho sơn lót epoxy phủ toàn bộ nền sàn nhà.
  • Để tối đa hóa tỉ lệ đông cứng thì nên có hệ thống thông gió phù hợp và nhiệt độ trên 20oC, thông thường thời gian đông cứng sơ bộ là 24h, đông cứng hoàn toàn là sau 7 ngày.

Các lưu ý khi thi công sơn lót epoxy APT 


  • Làm sạch dụng cụ, thiết bị trước và ngay sau khi sử dụng bằng thinner
  • Các vật liệu khô cứng có thể được loại bỏ bằng biện pháp cơ học
  • Trong quá trình thi công sơn lót epoxy phải luôn luôn đeo gang tay và mặc quần áo bảo hộ lao động .
  • Dưới điều kiện hoạt dộng thông thường, sơn lót epoxy rất an toàn trong quá trình thi trộn và thi công, tuy vậy với điều kiện an toàn vẫn phải được chú ý toàn bộ thời gian thi công
  • Khu vực thi công phải hoàn toàn không có chất dễ cháy, bắt lửa, không quá nóng, tuyệt đối không cho hút thuốc xung quanh khu vực thi công.
Những thắc mắc về kỹ thuật, mua sơn lót Epoxy, giá sơn lót Epoxy bạn hãy đến khosonepoxy.com - Đại lý sơn epoxy tại Hà Nội. Hoặc liên hệ: 02462.533.655 - 02438.626.655 - 02462.600.422


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Thi công sơn epoxy - Sơn sân tennis - Sơn epoxy Kova


  • Sơn sân tennis  - Sơn epoxy Kova CT08 là loại sơn sân tennis có tính dẻo dai và độ bền cao, có thể phủ nhiều bề mặt khác nhau như: bề mặt sàn làm sân tennis, cầu lông, sân thể thao đa năng, đường chạy điền kinh, đường trong công viên, hành lang biệt thự trong và ngoài trời, sân thượng, vườn cây cảnh và sân đậu trực thăng
thi công sơn epoxy sân tenis

  • Tuy nhiên, quy trình thi công sơn epoxy lại đòi hỏi tính kỹ thuật cao, nếu thi công không đúng cách sẽ dẫn đến bong tróc, bề mặt sàn hoàn thiện không có khả năng chống trơn trượt dẫn đến việc di chuyển gặp nguy hiểm hay không chịu được trọng tải và va đập cơ học v.v. Cho nên thi công sơn epoxy đúng kỹ thuật là rất quan trọng, bài viết dưới sẽ cung cấp quy trình chuẩn thi công sơn epoxy cho sàn sân tennis.

05 bước trong quy trình chuẩn thi công sơn epoxy cho sàn sân tennis

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn bê tông trước khi thi công

thi công sơn epoxy sân tenis


  • Toàn bộ bề mặt sàn bê tông thi công sơn epoxy sàn sân tennis cần được tạo độ nhám và độ phẳng bằng máy mài sàn công nghiệp
  • Loại bỏ những vị trí nến bê tông còn yếu, đồng thời tạo nhám giúp các vật liệu phía trên và lớp sơn phủ sàn epoxy Kova CT08 bám dính chặt chẽ, ổn định với sàn bê tông sân tennis
  • Lấy máy hút bụi, hút bụi lại toàn bộ  bề mặt sàn bê tông
  • Tiến hành xử lý những bề mặt trên sàn bê tông có những khuyết tật, gồ ghề và không bằng phẳng bằng những vật liệu chuyên dụng (thông thường dùng bột bả trộn với nước theo tỉ lệ như hướng dẫn của nhà sản xuất tạo thành hỗn hợp đồng nhất không vón cục để sửa chữa những chỗ lõm, còn những nơi gồ ghề dùng máy mài công nghiệp để chà tạo phẳng)
Bước 2: Chống thấm cho sàn thi công sơn epoxy cho sàn tennis

thi công sơn epoxy sân tenis


  • Khi bề mặt đã đạt yêu cầu, tiến hành chống thấm cho sân tennis, ở bước này sử dụng sơn chống thấm Kova CT11A sơn phủ trực tiếp lên bề mặt sàn bê tông.
  • Kova CT11A có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài vào nhưng  bề mặt vẫn bốc hơi nước nên rất dễ dàng tránh không cho nước thẩm thấu xuống sàn gây hư hại khi thi công sơn epoxy cho sân tennis
Bước 3: Thi công lớp phủ đệm tạo êm, chống trơn trượt và giảm chấn động khi chơi thể thao

thi công sơn epoxy sân tenis


  • Tiến hành sơn 02 lớp chất phủ đệm sân tennis Kova TNA – Gold để tạo độ êm, bền dẻo dai cho sàn sân tennis
  • Chất phủ đệm sân tennis Kova TNA – Gold  là hượp chất hóa học đặc biệt bao gồm Polymer Elastomer cùng các hóa chất, phụ gia đặc chủng , có tác dụng chống thấm tạo thành lướp đệm mềm trước khi thi công sơn epoxy Kova CT08 cho sân tennis
  • Ngoài ra, chất phủ đệm TNA có các hạt cầu đặc thù chống lại sự trơn trượt trong quá trình di chuyển, giảm chấn động cho người chơi tennis, đồng thời tăng khả năng bám dính, độ phủ cho sơn epoxy Kova CT08
  • TNA – Gold là dạng hỗn hợp nên khi thi công chỉ cần bật nắp, khuấy thật đều và kỹ sau đó thi công luôn không cần phải pha thêm bất kỳ chất nào khác. Chú ý, trong quá trình thi công chất phủ đệm TNA phải khuấy liên tục để tránh bị đóng quánh vì TNA rất nhanh khô.
Bước 4: Thi công 02 lớp sơn epoxy Kova CT 08 cho sân tennis

thi công sơn epoxy sân tenis


  • Sơn epoxy Kova CT08 là sơn epoxy 2 thành phần chuyên dùng để sơn phủ sàn sân tennis, có độ bóng nhẹ, độ bền và độ dẻo dai tuyệt vời
  • Tiến hành bật nắp thùng sơn epoxy Kova CT08, vì là sơn epoxy sàn bê tông 2 thành phần nên trong thùng sơn sẽ bao gồm thành phần A (phần sơn) và thành phần B (chất đóng rắn đi kèm). Trộn thành phần A và thành phần B với nhau, khấy thật đều đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất và không bị vón cục (trường hợp hỗn hợp sơn quá đặc có thể pha thêm 5% nước sạch cho vừa, rồi khuấy đều lại mới được thi công). Chú ý pha đến đâu dùng đến đó để đặt được bề mặt như mong muốn.
  • Dùng rulo (con lăn sơn) hoặc chổi quét sơn quét lớp phủ epoxy Kova thứ nhất lên bề mặt sàn sân tennis đã được chuẩn bị từ trước, quét thật đều đảm bảo phủ toàn bộ bề mặt sàn sân tennis. Cho phép bề mặt khô từ 12-24h.
thi công sơn epoxy sân tenis

  • Khi bề mặt lớp sơn phủ thứ khô, tiến hành thi công lớp sơn phủ epoxy Kova  thứ 2 với phương pháp tương tự như lớp thứ nhất. Cho phép bề mặt khô và  đưa vào sử dụng sau 7 ngày.
  • Đặc biệt, trong quá trình thi công sơn epoxy Kova CT08 là phải khuấy liên tục , vì trong sơn epoxy Kova  CR08 có các hạt cát là thành phần chống trơn trượt cho bề mặt sàn sân tennis, việc khuấy liên tục giúp cho các hạt cát phân bố đều trong hỗn hợp sơn và không bị lắng xuống đáy thùng, đảm bảo bề mặt sau khi thi công sơn epoxy sân tennis đạt tiêu chuẩn.
Bước 5: Thi công 2 lớp sơn kẻ vạch đường Road Line 

  • Mục đích của bước này là tạo các vạch chia khu vực sơn sân tennis, màu sắc các đường kẻ vạch này phụ thuộc vào màu sàn sân tennis.
  • Thông thường sơn kẻ vạch đường Road Line thường có 4 màu: trắng, đen, vàng và đỏ do đó có thể lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp nhất với màu sàn sân tennis
  • Thi công sơn kẻ vạch đường Road Line rất đơn giản, chỉ cần chọn lựa màu sắc phù hợp sau đó bật nắp, khuấy thật đều rồi dùng rulo hoặc chổi quét sơn, quét đều 02 lớp sơn Road Line trực lên bề mặt sân tennis đã hoàn thiện. Lớp thứ nhất cách lớp thứ 2 từ 2-4h.
thi công sơn epoxy sân tenis


  • Như vậy, với 05 bước trên chúng ta đã có quy trình thi công sơn epoxy Kova CT08 cho sân tennis chuẩn và đúng kỹ thuật. Cảm ơn bạn đã đọc tới đây và chúc bạn thành công!
  • Nếu bạn có nhu cầu mua sơn epoxy Kova đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số: 0462.920.255 để mua sơn epoxy với giá rẻ nhất, ngoài ra bạn còn được tư vấn miễn phí về màu sắc, tính chất cũng như giá sơn epoxy của các hãng khác mà bạn quan tâm.




Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Sơn sàn Epoxy gốc nước và sơn sàn Epoxy tự phẳng

sơn epoxy sàn nhà xưởng

1. Sơn sàn Epoxy tự phẳng

  • Sơn sàn Epoxy tự san phẳng là loại sơn Epoxy không chứa hàm lượng dung môi để bay hơi, hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng dòng nên có thể dễ dàng che lấp các khuyết điểm trên bề mặt nền bê tông và hình thành 1 lớp phủ epoxy dày từ 1-10mm
  • Do khả năng tự cân bằng dòng chảy nên khi thi công sơn sàn Epoxy tự phẳng sẽ mang lại một bề mặt sàn bóng nhẵn đẹp như mặt kính.
  • Sơn sàn Epoxy tự phẳng thường được sử dụng trong sơn sàn công nghiệp, phòng sạch bệnh viện, showroom, gara, nhà xưởng v.v

sơn epoxy sàn nhà xưởng


Ưu điểm của sơn sàn Epoxy tự san phẳng: 
  • Màu sắc đa dạng, tính thẩm mỹ cao, độ bóng gần như tuyệt đối
  • Có thể sơn dày hoặc mỏng khi cần thiết
  • Khả năng chịu lực tốt có thể cho xe nặng 16 tấn chạy trên bề mặt sàn sau khi thi công
  • Độ kháng mài mòn tốt, chống chịu môi trường hóa chất tốt
  • Chống thấm nước và thấm dầu
  • Độ bền cao: thông thường tuổi thọ của sơn epoxy tự san phẳng là 7-10 năm
  • Kháng khuẩn, kháng bụi và dễ kau chùi. Đặc tính này rất thích hợp với thi công bệnh viện, phòng thí nghiệm hay những công trình yêu cầu tuyệt đối kháng khuẩn

sơn epoxy sàn nhà xưởng

Nhược điểm của sơn epoxy tự san phẳng
  • Giá thành cao so với sơn sàn Epoxy gốc nước
  • Kỹ thuật thi công cao
  • Khó sửa chữa nếu hư hỏng
  • Khi trộn sơn phải trộn thật đều để tránh trường hợp sơn không đóng rắn
sơn epoxy sàn nhà xưởng


2. Sơn sàn Epoxy gốc nước

  • Sơn sàn Epoxy gốc nước là loại sơn Epoxy 2 thành phần, bao gồm 2 dòng sản phẩm là sơn phủ sàn Epoxy  gốc nước và sơn lót Epoxy gốc nước. Do không sử dụng dung môi gốc dầu nên không độc hại cho con người và môi trường xung quanh.
  • Sơn sàn Epoxy gốc thường được sử dụng sơn phủ hoàn thiện các kết cấu bê tông, sàn nhà xưởng, những khu vực đi lại thường xuyên như các sàn bệnh viện, phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất dược phẩm, thực phẩm, kho chứa hàng v.v
sơn epoxy sàn nhà xưởng


Ưu điểm của sơn epoxy gốc nước
  • Dễ thi công và làm sạch dụng cụ. Màng sơn có độ bền cơ lý cao.
  • Chịu được thời tiết, bền màu, chịu ẩm, chịu hóa chất.
  • Chịu mài mòn, va đập.
  • Không cháy nổ, độc hại khi thi công vì sử dụng dung môi là nước.


Quy trình chuẩn thi công sơn sàn Epoxy gốc nước và gốc dầu

  • Trước đây, các chủ đầu tư thường sử dụng lớp hardener để bảo vệ sàn bê tông nhà xưởng, lớp hardener với đặc điểm là làm cho sàn bê tông cứng hơn, chịu được các tác động của xe cọ và môi trường sử dụng, sau khi sử dụng một thời gian thì lớp hardener này thường bám bẩn, dễ trơn trượt và bề mặt không được như lúc đầu nên sơn epoxy cho sàn bê tông nhà xưởng là một giải pháp tuyệt vời thay thế cho lớp hardener hoặc sơn epoxy lên lớp hardener này. 
  • Nền sàn nhà xưởng sản xuất là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm, thương hiệu cho doanh nghiệp nên thường xuyên tiếp xúc với các môi trường khác nhau như dầu mỡ gây hại, và thường xuyên chịu tác động của máy móc, xe nâng hàng và con người di chuyển gây phát sinh bụi, không chỉ làm hư hại sàn bê tông mà còn ảnh hưởng con người, năng suất lao động và môi trường làm việc. Để khắc phục vấn đề trên, phương pháp đơn giản nhất là tiến hành phủ một lớp sơn epoxy lên sàn bê tông nhà xưởng.
Quy trình chuẩn thi công sơn sàn Epoxy gốc nước và gốc dầu

  • Hiện nay có 2 dòng sản phẩm là sơn phủ sàn epoxy gốc nước và sơn phủ sàn epoxy gốc dầu.Tùy vào yêu cầu và mục đích sử dụng của nhà xưởng mà lựa chọn dòng sản phẩm cho phù hợp. 
  • Cả hai loại sơn này đều có khả năng chịu lực tốt, tính thẩm mỹ cao, bề mặt bằng phẳng tuyệt đối, ngoài ra sản phẩm này còn mang tính kháng khuẩn chuyên dùng cho các môi trường đặc biệt với yêu cầu vô trùng và kháng khuẩn như: Dược phẩm, phòng sạch, bệnh viện, nhà xưởng, nhà máy sản xuất máy móc, các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, dầu mỡ

Quy trình thi công sơn phủ sàn Epoxy gốc nước và sơn phủ sàn Epoxy gốc dầu được tiến hành qua 07 bước dưới đây:

Bước 1: Tạo nhám sàn bê tông.

Quy trình chuẩn thi công sơn sàn Epoxy gốc nước và gốc dầu
Tạo nhám bề mặt sàn bê tông
  • Toàn bộ bề mặt sàn cần sơn yêu cầu phải được tạo nhám bằng máy mài sàn công nghiệp. 
  • Việc tạo nhám sẽ giúp lớp sơn lót epoxy liên kết và bám dính tốt với sàn bê tông cũng như với lớp sơn phủ sàn Epoxy. Đồng thời công đoạn này giúp loại bỏ các dị vật tồn tại trên sàn bê tông.

Bước 2: Xử lý bề mặt

Quy trình chuẩn thi công sơn sàn Epoxy gốc nước và gốc dầu
Xử lý những bề mặt lồi lõm, gồ ghề không bằng phẳng
  • Nếu bề mặt sàn có những vị trí lồi lõm, khuyết tật hay không bằng phẳng thì trước khi tiến hành thi công sơn phủ sàn epoxy cần xử lý và loại bỏ hết tất cả các khuyết tật trên bề mặt bằng vữa trám trét 2 thành phần chuyên dành cho sàn bê tông.
  • Bề mặt sàn phải sạch, không có bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu, nấm mốc hay các tạp chất khác

Bước 3: Sơn 01 lót sơn epoxy lên bề mặt bê tông đã xử lý
Quy trình chuẩn thi công sơn sàn Epoxy gốc nước và gốc dầu
Thi công sơn lớp sơn lót Epoxy
  • Sơn lót epoxy hai thành phần cho khả năng che lấp khuyết tật bề mặt đồng thời thẩm thấu sâu xuống nền bê tông giúp tăng cứng bề mặt và tạo liên kết trung gian, tăng độ bám dính của lớp sơn phủ với sàn bê tông. Phải kiểm tra kỹ bụi bẩn trước khi sơn lót epoxy. 
  • Lưu ý: Những vị trí mà sàn bê tông yếu thường hút khô lớp lót này do đó cần tiến hành lăn thêm 01 lớp lót nữa để đảm bảo độ bám dính giữa lớp sơn epoxy và bề măt bê tông.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ epoxy thứ nhất - Lớp trung gian.

Quy trình chuẩn thi công sơn sàn Epoxy gốc nước và gốc dầu
Thi công lớp sơn phủ sàn Epoxy thứ nhất - Lớp phủ trung gian
  • Lớp sơn phủ trung gian là lớp sơn phủ epoxy 2 thành phần giúp tăng cứng, che lấp bề mặt và khuyết tật. 
  • Khi thi công cần trộn đều và đúng tỉ lệ hai thành phần của sơn, dùng rulo (nếu là sơn sàn epoxy hệ lăn) hoặc dao gạt (nếu là sơn sàn epoxy tự phẳng) lăn trải đều sơn lên bề mặt nền bê tông với định lượng theo nhà sản xuất đưa ra.

Bước 5: Chà nhám tạo độ bằng phẳng
  • Sau khi thi công xong lớp sơn sàn epoxy trung gian thì phải dùng máy đánh nhám để loại bỏ các hạt cát li ti trên sàn rồi mới tiến hành lớp sơn epoxy phủ cuối cùng .

Bước 6: Thi công lớp sơn phủ epoxy thứ hai (lớp cuối cùng).

Quy trình chuẩn thi công sơn sàn Epoxy gốc nước và gốc dầu
Sơn lớp sơn phủ Epoxy thứ hai - Lớp cuối cùng
  • Đây là lớp sơn hoàn thiện bề mặt nó quyết định lớn đến tính thẩm mỹ và chất lượng công trình, khi thi công sơn sàn epoxy cho sàn nhà xưởng với lớp thứ hai cần lăn hoặc gạt đều tay tỉ mỉ, cẩn thận và theo định mức mà nhà sản xuất đưa ra.
  • Lưu ý: Ở bước 5 và bước 6 trong quá trình thi công cần phải khuấy đều sơn liên tục để tránh các hạt cát chống trơn trượt trong sơn lắng xuống dưới dẫn đến bề mặt sàn sau khi thi công bị trơn, gây khó khăn và nguy hiểm trong việc đi di chuyển.

Bước 7: Kiểm tra và nghiệm thu công trình.

Quy trình chuẩn thi công sơn sàn Epoxy gốc nước và gốc dầu
Bề mặt sàn hoàn thiện khi đưa vào sử dụng
  • Lớp sơn khô bề mặt sau 24h, khô hoàn toàn sau 7 ngày. 
  • Khi lớp sơn khô bề mặt thì người và vật nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn sau thi công. 
  • Tiến hành kiểm tra bề mặt và nghiệm thu.


Quy trình thi công sơn sàn Epoxy chống trơn trượt - Sơn sàn Epoxy

  • Sơn sàn Epoxy được biết đến là một dòng sơn có nhiều tính năng ưu việt và ngày càng khẳng định vị thế của nó trong lĩnh vực công nghệ sơn. Ngoài những tính năng  chống thấm nước, chịu mài mòn, chịu được kiềm và các hóa chất thì tính năng đặc biệt và có thể nói là quan trọng nhất của sơn sàn epoxy đó là tính năng chống trơn trượt.
  • Đối với các sàn nhà xưởng hay các gara ô tô, những nơi phải đi lại nhiều hay đơn giản chỉ là trong một văn phòng làm việc có diện tích tương đối. Nếu không sử dụng sơn sàn Epoxy có tính chống trơn trượt thì việc đi lại phải hết sức chú ý vì sẽ rất nguy hiểm.
quy trình thi công sơn sàn epoxy chống trơn trượt

  • Ưu điểm của sơn sàn Epoxy chống trơn trượt đã được công nhận sau một thời gian đưa vào thi  công các hạng mục công trình. Sơn có độ kết dính cao với nền sàn, và có khả năng chịu mài mòn tốt. Hơn nữa màu sắc đa dạng, nhiều màu vừa đẹp vừa sang trọng, bạn có thể tùy chọn theo sở thích của mình. 
  • Sơn sàn epoxy chống trơn trượt có thể áp dụng rộng rãi cho các xưởng giết mổ, xưởng chế biến thực phẩm, xưởng sản xuất dầu động cơ và những nhà xưởng, tầng hầm có yêu cầu chống trơn trượt nói chung.
  • Quá trình thi công cũng được diễn ra dễ hơn so với một số loại sơn khác. Có lẽ bởi quy trình thi công sơn sàn Epoxy chống trơn trượt đòi hỏi quy chuẩn rất cao nên những lợi ích mà nó mang lại không khỏi làm người tiêu dùng hài lòng: bề mặt đẹp, không có mối ghép, chống nấm mốc và thậm chí chống cả bụi.



Quy trình chuẩn thi công sơn sàn Epoxy chống trơn trượt

1. Chuẩn bị bề mặt: 

quy trình thi công sơn sàn epoxy chống trơn trượt
Làm sạch bề mặt sàn cần sơn
  • Bề mặt sàn phải sạch sẽ thì mới có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết trong thi công. Vì vậy điều kiện đầu tiên là bạn phải làm sạch sẽ mặt sàn, loại bỏ hết bụi bẩn, dầu mỡ, đá sỏi.
  • Tiếp đến là hàm lượng độ ẩm của mặt nền phải đạt từ 8% đến 14%. Để chống nứt gãy mặt nền thì bạn cần phải thực hiện thêm một khâu nữa là tạo ra các khe giãn nở. Tuy nhiên điều này cũng còn tùy thuộc vào điều kiện sử dụng và cấu trúc nền xưởng.
  • Đối với bề mặt bê tông đổ nền phải đảm bảo từ Mac 200-250, độ dày tối thiểu 150mm. Trước khi thi công  sơn sàn Epoxy chống trơn trượt bắt buộc phải lót ít nhất 01 lớp PE chống thấm ngược, giữa các mối ghép phải chồng mí ít nhất 10cm, tấm PE không được rách hay thủng lổ. 
  • Tuyệt đối không sử dụng phụ gia tăng cường độ cứng cho bê tông vì sẽ ảnh hưởng đến độ bám của lớp sơn phủ sàn Epoxy sau này.
  • Bề mặt bêtông nền phải thật bằng phẳng. Lớp bêtông nền phải chắc chắn, không gãy nứt. Thời gian bảo trì được thực hiện trong khoảng 3 tháng.

2. Thi công
    Sau khi kiểm tra, xử lý bề mặt đạt yêu cầu tiến hành thi công sơn sàn Epoxy chống trơn trượt theo 03 bước sau:
Bước 1: Sơn lớp sơn lót Epxoxy

quy trình thi công sơn sàn epoxy chống trơn trượt
Sơn lớp sơn lót Epoxy
  • Sơn lót Epoxy là loại sơn 2 thành phần, trong suốt. Sử dụng rulo (con lăn sơn) và cọ quét để sơn lớp sơn lót lên bề mặt bê tông và phải đảm bảo phủ kín hoàn toàn bề mặt, không quá dày hay vón cục. 
  • Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm tạo độ bám và độ phủ tốt nhất cho lớp sơn sàn Epoxy

Bước 2: Sơn lớp phủ giữa chống trơn trượt

quy trình thi công sơn sàn epoxy chống trơn trượt
Sơn lớp sơn Epoxy phủ giữa chống trơn trượt
  • Được thực hiện sau khi kiểm tra lớp lót đạt yêu cầu. Lớp phủ giữa chống trượt được thi công bằng rulo, cọ quét hay dao gạt và bằng loại sơn sàn Epoxy có dung môi hay sơn sàn Epoxy tự phẳng phụ thuộc vào độ dày mỏng và yêu cầu khác nhau. 
  • Sau khi thi công  xong tiến hành rải cát, cát được rải đều và dày sao cho đảm bảo yêu cầu chống trượt.

Bước 3: Sơn lớp sơn phủ sàn Epxoy chống trơn trượt

quy trình thi công sơn sàn epoxy chống trơn trượt
Sơn lớp sơn phủ sàn Epoxy chống trơn trượt - Lớp cuối cùng
  • Lớp sơn phủ mặt cuối cùng là sơn phủ sàn Epoxy hai thành phần và được thực hiện sau khi kiểm tra lớp sơn phủ giữa đạt yêu cầu. 
  • Ở bước này cũng sử dụng rulo và cọ quét để thi công, độ dày mỗi lớp khoảng 0.1mm. 
  • Trong quá trình thi công có thể pha thêm 5-10% chất pha loảng tùy thuộc vào điều kiện và thời gian thi công.
  • Có thể phủ hai hay nhiều lớp tùy yêu cầu sử dụng sao cho bề mặt sơn đồng nhất đảm bảo yêu cầu sử dụng.
quy trình thi công sơn sàn epoxy chống trơn trượt
Bề mặt sàn hoàn thiện đưa vào sử dụng

   Hỗ trợ kỹ thuật: Mọi thắc mắc ý kiến về kỹ thuật, biện pháp thi công, giá sơn sàn epoxy vui lòng liên hệ bộ phận bán hàng hoặc dịch vụ kỹ thuật - 0462.920.255

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Sơn sàn Epoxy - Sơn sàn Epoxy chống trơn trượt

  • Sơn sàn Epoxy chống trơn trượt là loại sơn epoxy được bổ sung thêm các hạt nhám (quart sand). Các hạt tạo nhám này thường được trộn hoặc rắc lên bề mặt sơn khi còn ướt. Cùng với sự liên kết của sơn epoxy, các hạt quart sand sẽ bám và hình thành bề mặt nhám giúp chống trơn trượt khi sàn bị ướt.
  • Việc sử dụng sơn epoxy chống trơn trượt đã được trở nên phổ biến tại các nước phát triển. Hiện  nay, ở Việt Nam các nhà thầu, chủ đầu tư cũng đã coi việc sử dụng sơn Epoxy chống trơn trượt cho nền tầng hầm, gara ô tô, xưởng công nghiệp... là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo một nền sàn đạt tiêu chuẩn ISO.
Sơn sàn Epoxy chống trơn trượt

  • Nền sơn epoxy chống trơn trượt được tạo nên bởi nhiều thành phần kết hợp lại. Trong đó, thành phần chính được sử dụng là epoxy, ngoài ra là các thành phần khác như phụ gia tăng cường kết dính nền sàn cường độ cao, chất tăng cứng bề mặt, đá chống trơn trượt…
  • Nền tầng hầm sau khi hoàn tất việc chống trơn trượt bằng epoxy sẽ có rất nhiều ưu điểm khác nhau. Một trong những ưu điểm vượt trội là khả năng cứng vững của sàn có thể chịu lực cao, chống trơn trượt hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng chống thấm cho nền, chống mài mòn, khả năng chịu axit, chất kiềm, chất ăn mòn. Đảm bảo độ an toàn về môi trường sử dụng, không chứa chất độc hại, dễ lau chùi vệ sinh, đặc biệt bền màu qua thời gian sử dụng lâu dài.
Sơn sàn Epoxy chống trơn trượt

  • Sơn sàn Epoxy chống trơn trượt thích hợp cho mọi vật liệu sàn như bê tông, kim loại, gỗ, kính, đá nhựa. Có thể sơn lên nhiều dạng bề mặt khác nhau như: Dốc lên xuống của tầng hầm, bãi đậu xe, khu chế biến thủy sản, những nơi thường xuyên có nước, dầu mỡ và những khu vực thường xuyên đi lại như lối đi dưới tầng hầm. Ngoài tác dụng chống trơn đặc biệt hiệu quả, sản phẩm với nhiều màu sắc còn làm tăng sự sang trọng và tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Sơn sàn epoxy chống trượt nhằm đem lại giải pháp chống trơn sàn khi có nước hoặc những vị trí có nguy cơ trơn trượt cao cho nền sàn khi được sơn lên, đảm bảo an toàn lao động cho người di chuyển trên bề mặt được sử dụng sơn sàn epoxy chống trơn trượt.
Sơn sàn Epoxy chống trơn trượt