Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Quy trình thi công sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện


Thi công sơn epoxy chống tĩnh điện được ứng dụng chủ yếu trong các nhà máy điện tử công nghệ cao, các trung tâm đo lường, kiểm định với mục đích kiểm soát hiện tượng tĩnh điện trên bề mặt sàn sau thi công. Trong quá trình sản xuất do hoạt động của máy móc kết hợp với lực ma sát do chuyển động, sinh ra một lượng điện tích và tích tụ trên bề mặt nền nhà xưởng gây ảnh hưởng tới các thiết bị điện tử và độ chính xác của thiết bị đo lường, kiểm tra. Việc thi công sơn epoxy chống tĩnh điện sẽ loại bỏ hiện tượng tĩnh điện trên bề mặt sàn nhà xưởng gây ảnh hưởng tới máy móc và các thiết bị đo lường, kiểm tra.
sơn chống tĩnh điện cho nhà máy điện tử

Sơn epoxy chống tĩnh điện là gì?

Sơn epoxy chống tĩnh điện là hệ thống sơn sàn epoxy mang điện trở cao kết hợp với than hoạt tính và dây dẫn đồng nối đất sản phẩm cho khả năng kiểm soát hiện tượng tĩnh điện trên bề mặt sau hoàn thiện.
Các bạn có thể tham khảo một số sản phẩm sơn epoxy chống tĩnh điện được các nhà đầu tư tin tưởng chọn mua cho sàn công trình: sơn epoxy chống tĩnh điện APT Keracote ESP 300, sơn epoxy chống tĩnh điện APT Keracote EC100,…

Phương pháp làm mất điện tích tích tụ trên bề mặt sàn sau khi thi công sơn sàn epoxy chống tĩnh điện

Có 2 phương pháp triệt tiêu điện tích tích tụ trên bề mặt sàn:
·       + Chống tĩnh điện bằng cách phân tán: khi có dòng điện đi xuống nền nhà xưởng sẽ ngay lập tức được truyền dẫn và phân tán toàn bộ xuống mặt đất bằng dây dẫn đồng khi thi công sơn sàn epoxy chống tĩnh điện.
+ Chống tĩnh điện bằng phương pháp triệt tiêu: khi thi công sơn epoxy ta phủ thêm một lớp vật liệu (sơn epoxy) có điện trở cao trên bề mặt sàn nhà xưởng như vậy khi điện tích truyền xuống lớp vật liệu điện trở cao này làm nhiệm vụ triệt tiêu .
Phương pháp làm mất điện tích tụ trên bề mặt sàn

Quy trình thi công sơn chống tĩnh điện

A, Cách pha sơn epoxy chống tĩnh điện
Trộn thùng sơn chứa thành phần A và thùng sơn chứa thành phần B  theo tỷ lệ đã tính đủ từ 25 % khuấy cho thật kỹ trước khi sử dụng.
Khi chia nhỏ thùng sơn ra làm nhiều phần ta phải tính chia tỷ lệ đóng rắn sao cho chuẩn với tỷ lệ của thùng sơn, và độ nhớt của thùng sơn được duy trì thật chuẩn suốt công trình, để tránh tình trạng chỗ khô chỗ không khô, và pha độ nhớt không đều bề mặt có thể khô nhưng màu của mặt sơn không đều và loang nổ.
B, Tiến hành thi công sơn epoxy chống tĩnh điện
Bước 1: Dùng máy mài công nghiệp có gắn đĩa kim cương mài toàn bộ mặt sàn bê tông loại bỏ những vị trí nền bê tông yếu tạo nhám để sơn epoxy kết dính. Đồng thời dùng máy hút bụi công xuất lớn hút sạch bụi bẩn trên mặt sàn.
Bước 2: Thi công lớp sơn epoxy lót toàn bộ mặt sàn.
Bước 3: Thi công lớp sơn epoxy tự san phẳng khoảng 2mm.
Sau thời gian 24h lớp sơn epoxy tự san phẳng khô hoàn toàn ta tiến hành thi công sơn epoxy chống tĩnh điện.
Bước 4: Thi công sơn epoxy chống tĩnh điện lớp 1.
Bước 5: Thi công sơn epoxy chống tĩnh điện lớp 2.
Dùng thiết bị đo điện tích mặt sàn, kiểm định chất lượng mặt sàn đã triệt tiêu dòng điện tích tụ hay chưa.
Máy đo độ ẩm sàn

Những lưu ý khi thi công sơn epoxy chống tĩnh điện

+ Đậy nắp kín thùng sơn, để nơi khô mát, sơn đã pha trộn với chất đông rắn phải sử dụng trong thời gian quy định.
+ Nên thi công ở nơi thoáng khí, tránh xa nguồn lửa.
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với da, mắt, sử dụng trang bị bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang kính.
+ Khi pha 2 thành phần sơn với nhau ta quậy thật kỹ, và trong vòng 2 tiếng phải sử dụng cho hết không sơn sẽ bị đóng cứng không sử dụng được.

Hỗ trợ kỹ thuật: Mọi thắc mắc về thi công cũng như giá thành sơn epoxy APT vui lòng liên hệ 02462.920.255. 
Hoặc đến địa chỉ: số 15 – ngõ 109 – Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét